Bệnh cứng lưỡi (Ankyloglossia): Nguyên nhân, triệu chứng

Bệnh cứng lưỡi (Ankyloglossia): Nguyên nhân, triệu chứng
08:10:54 01/02/2021

 

Bệnh cứng lưỡi là một hiện tượng xuất hiện ngay khi trẻ mới sinh, khiến cho phạm vi di chuyển của lưỡi trở nên hạn chế. Bệnh cứng lưỡi thường gặp khó khăn khi trẻ bú hoặc khi lè lưỡi. Bệnh cứng lưỡi cũng có thể ảnh hưởng đến cách trẻ ăn, nói và nuốt. Trong một số trường hợp bệnh cứng lưỡi không gây ra vấn đề hay khó khăn gì trong sinh hoạt. Một số trường hợp khác có thể cần phải tiến hành phẫu thuật.

1. Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cứng lưỡi bao gồm:

  • Khó nâng lưỡi lên răng hàm trên hoặc di chuyển lưỡi từ bên này sang bên kia
  • Khó khăn khi lè lưỡi qua răng cửa dưới
  • Lưỡi có hình chữ hoặc V hình trái tim khi bị mắc kẹt

Khó lè lưỡi là một triệu chứng phổ biến của bệnh cứng lưỡi

2. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Cần đi khám bác sĩ nếu:

  • Trẻ có dấu hiệu của bệnh cứng lưỡi gây ra những cản trở trong sinh hoạt hàng ngày, ví dụ khó khăn khi trẻ bú mẹ
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ví dụ tốc độ lời nói của trẻ bị ảnh hưởng
  • Đối với trẻ lớn hơn, chúng có thể gặp những khó khăn trong ăn uống hoặc chạm lưỡi tới vùng răng cửa
  • Khi bạn cảm thấy khó chịu vì những triệu chứng của bệnh cứng lưỡi

3. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do bất thường về giải phẫu lưỡi. Thông thường, phanh lưỡi thường tách ra trước khi sinh, cho phép lưỡi hoạt động không giới hạn trong khoang miệng. Với bệnh cứng lưỡi, phanh lưỡi vẫn được gắn vào đáy lưỡi. Nguyên nhân dẫn tới dị tật bẩm sinh này vẫn chưa được biết đến. Tuy nhiên các nhà khoa học tin rằng bệnh này có liên quan đến yếu tố di truyền.

Giải phẫu lưỡi là nguyên nhân gây ra bệnh cứng lưỡi

4. Yếu tố nguy cơ

Bệnh cứng lưỡi có thể xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng, tuy nhiên nó phổ biến ở trẻ trai hơn so với trẻ gái. Bệnh cứng lưỡi thi thoảng cũng xuất hiện ở các thành viên trong gia đình do yếu tố di truyền.

5. Biến chứng

Cứng lưỡi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khoang miệng, cũng như cách bé ăn, nói và nuốt. Bệnh cứng lưỡi có thể dẫn đến:

  • Vấn đề khi trẻ bú mẹ: Khi bú mẹ đòi hỏi trẻ phải giữ lưỡi của mình trên nướu dưới trong khi bú. Nếu không thể di chuyển lưỡi hoặc giữ nó ở đúng vị trí này, trẻ có thể nhai thay vì mút núm vú. Điều này có thể gây đau núm vú đáng kể và cản trở khả năng mút bú sữa mẹ. Cuối cùng có thể dẫn đến trẻ không nhận đủ dinh dưỡng và không phát triển tốt.
  • Khó nói: Bệnh cứng lưỡi có thể gây khó khăn trong việc phát âm của trẻ, ví dụ một số âm thanh nhất định - chẳng hạn như "t," "d," "z," "s," "th," "r" và "l."
  • Vệ sinh răng miệng kém: Đối với một đứa trẻ lớn hơn hoặc người lớn, cứng lưỡi có thể gây khó khăn cho việc quét các mảnh vụn thức ăn từ răng. Lâu dài dễ dẫn đến sâu răng và viêm nướu. Bệnh cứng lưỡi cũng có thể dẫn đến sự hình thành một khoảng trống giữa hai răng cửa dưới.
  • Gây khó khăn cho các hoạt động khác của miệng: Cứng lưỡi có thể gây khó khăn cho một số hoạt động như liếm một cây kem ốc quế, liếm môi, hôn hoặc chơi một nhạc cụ gió.

Bệnh nhân bị cứng lưỡi gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 0326 317 979

Email: medichcm@gmail.com

Nguồn:https://vinmec.com/vi/