Biểu hiện đường tiêu hóa của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

Biểu hiện đường tiêu hóa của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu
09:32:55 01/02/2021

 

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý viêm mạn tính gây viêm niêm mạc đại tràng liên tục với đặc trưng trên mô bệnh học là tổn thương u hạt. Bệnh tác động đến trực tràng và đại tràng ở các mức độ khác nhau với từng đợt tiến triển và lui bệnh.

1. Biểu hiện lâm sàng

Viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) là bệnh lý viêm ruột mãn tính tác động đến đại tràng với cơ chế bệnh sinh chưa thật sự rõ ràng.
VLĐTTCM đặc trưng bởi tổn thương viêm lan tỏa trên bề mặt của niêm mạc đại tràng, bắt đầu từ trực tràng lan lên đến các đoạn khác của đại tràng.
Ruột non thường không thấy tổn thương mặc dù đoạn cuối hồi tràng có thể có tổn thương viêm bề mặt. Dựa vào mức độ lan rộng của tổn thương đại tràng, có thể phân loại VLĐTTCM thành các thể: Viêm trực tràng (tổn thương khu trú ở trực tràng), viêm đại tràng sigma - trực tràng hoặc đại tràng trái (lan đến góc lách) hoặc viêm đại tràng lan tỏa/toàn bộ. Mức độ lan rộng của tổn thương không chỉ liên quan đến mức độ nặng mà còn ảnh hưởng đến tiền bạc và lựa chọn điều trị. Triệu chứng và diễn biến bệnh liên quan đến mức độ lan rộng và nặng của tổn thương viêm.

Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ biểu hiện của bệnh, những triệu chứng của viêm loét đại tràng chảy máu, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

XEM THÊM: Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được tìm ra như thế nào?

2. Các biểu hiện đường tiêu hóa của bệnh viêm loét đại tràng chảy máu

2.1. Viêm loét trực tràng

Viêm loét trực tràng được định nghĩa là tình trạng viêm khu trú ở đoạn trực tràng và là dạng có mức độ lan rộng nhẹ nhất, chiếm từ 25 - 30% các trường hợp khi mới chẩn đoán.

Bệnh nhân thường có biểu hiệu đại tiện ra máu, cảm giác cần đại tiện ngay hoặc đôi khi lại có triệu chứng táo bón do tình trạng luân chuyển phân chậm ở đại tràng phải. Các triệu chứng toàn thân thường hiếm gặp nhưng có thể thấy tổn thương ở da hay khớp kèm theo. Có khoảng 30 - 40% bệnh nhân viêm loét trực tràng sau đó tiến triển thêm ở các đoạn khác của đại tràng.

2.2. Viêm loét đại tràng sigma - trực tràng

Viêm loét đại tràng sigma - trực tràng hay còn gọi là viêm đại tràng trái xảy ra ở 40% các trường hợp.

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy kèm theo đầy tức bụng, buồn đại tiện, đại tiện ra máu. Đau quặn bụng hố chậu trái và các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa thường gặp hơn so với nhóm viêm loét trực tràng đơn thuần.

40% các trường hợp mắc viêm loét đại tàng sigma

2.3. Viêm loét toàn bộ đại tràng

Viêm loét toàn bộ đại tràng được chẩn đoán khi tổn thương viêm lan đếntận đại tràng ngang hoặc đại tràng phải. Bệnh nhân thường có biểu hiện tiêu chảy, đại tiện ra máu, buồn đại tiện, đầy tức bụng, đau quặn khắp bụng hoặc khu trú. Ngoài ra bệnh nhân nhóm này thường gầy sút cân, các triệu chứng toàn thân ngoài đường tiêu hóa và thiếu máu.

2.4. Phình đại tràng nhiễm độc

Phình đại tràng nhiễm độc là biến chứng nặng nhất của viêm loét đại tràng chảy máu khi tổn thương viêm lan từ lớp niêm mạc bề mặt xuống lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân viêm đại tràng lan tỏa hoặc viêm đại tràng ở mức độ nặng. Các biểu hiện lâm sàng bao gồm sốt, kiệt sức, đau quặn bụng dữ dội, chướng bụng, cảm giác đau tức khu trú hoặc toàn bụng.

3. Đánh giá mức độ bệnh

Mức độ nặng của các triệu chứng trên lâm sàng phụ thuộc vào độ dàiđoạn đại tràng tổn thương và mức độ viêm. Có thể sử dụng tiêu chuẩn Truelove và Witts truyền thống hoặc cải tiến để đánh giá mức độ nặng của
các triệu chứng lâm sàng và sự cải thiện sau khi điều trị.

Bệnh nhân được đánh giá ở mức độ trung bình khi có các tiêu chuẩn nằm ở giữa mức độ nhẹ và nặng kèm tiêu chuẩn tối cấp được bổ sung thêm ở bảng phân loại cải tiến. Hầu hết các bệnh nhân sẽ có biểu hiện ở mức độ trung bình và khả năng tái phát sau khi đạt được lui bệnh có thể lên đến 90% nếu không theo dõi và điều trị duy trì.

Mức độ nhẹ được định nghĩa là khi bệnh nhân đại tiện <4 lần/ngày, mức độ đau bụng và buồn đại tiện ngay lập tức ít. Hầu hết các lần đại tiện xảy ra vào sáng sớm và bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Mức độ trung bình được định nghĩa là bệnh nhân đại tiện 4 - 8 lần/ngày, thường vào buổi sáng và sau bữa ăn, có liên quan đến cảm giác buồn đại tiện ngay lập tức. Đi ngoài ra máu, nhầy hoặc bệnh nhân phải thức dậy lúc nửa đêm để đại tiện là phổ biến. Bệnh có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của bệnh nhân.
Mức độ nặng được định nghĩa là khi bệnh nhân đại tiện trên 8 lần/ngày, hay đại tiện về đêm, luôn cảm giác buồn đại tiện, có thể rối loạn khả năng tự chủ khi đại tiện và có các triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, vã mồ hôi về đêm, mệt mỏi, sút cân. Căng tức bụng, nhịp tim nhanh, thiếu máu, tăng bạch cầu, giảm albumin máu hay gặp.
Phân loại Truelove và Witts cải tiến đã bổ sung mức độ tối cấp là khi bệnh nhân đại tiện trên 10 lần/ngày, có đại tiện trong đêm, đau bụng nhiều, căng cứng bụng, sốt cao, suy kiệt, thậm chí tụt áp. Kết quả thăm dò chẩn đoán hình ảnh có thể thấy niêm mạc phù nề, giãn đại tràng (phình đại tràng nhiễm độc) hoặc thủng.

4. Khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng trong bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Khai thác bệnh sử cần bao gồm khai thác tiền sử du lịch trong thời gian gần đây, khả năng nhiễm trùng mới mắc, sử dụng thuốc (đặc biệt là kháng sinh và NSAID), hút thuốc lá, tiền sử gia đình mắc IBD hoặc các bệnh lý tự miễn (vẩy nến, chàm, viêm khớp, bệnh gan tự miễn, xơ cứng bì), polyp, ung thư đại
tràng... Tất cả những thông tin này giúp đánh giá các yếu tố nguy cơ và biến chứng lâu dài có thể gặp.
Bên cạnh khai thác mức độ nặng của các triệu chứng đại tiện ra máu và tiêu chảy, cần khai thác các triệu chứng khác giúp đánh giá mức độ nặng của bệnh bao gồm: Đại tiện ban đêm, đại tiện không tự chủ, sốt, gầy sút và các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như 
viêm khớp, đau lưng, tổn thương da, viêm mắt, loét miệng.
Khi thăm khám lâm sàng đặc biệt là khám bụng có thể thấy tình trạng bụng trướng. Những trường hợp tối cấp hoặc phình giãn đại tràng nhiễm độc có thể không còn thấy nhu động ruột. Cần chú ý kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý quanh hậu môn để loại trừ 
Crohn. Bệnh nhân có thể có triệu chứng thiếu máu và có các triệu chứng ngoài đường tiêu hóa như viêm màng bồ đàohồng ban nút, tổn thương hoại thư da, viêm khớp, đau lưng nhưng không gây hạn chế vận động nhiều, gan to, lách to...
Cho tới nay, chưa có thuốc đặc trị khỏi bệnh hoàn toàn viêm loét đại trực tràng chảy máu. Chỉ có thể điều trị giúp hạn chế bệnh, giảm đau đớn cho bệnh nhân. Chính vì vậy, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa, tránh stress và cần thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 0326 317 979

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 0326 317 979

Email: medichcm@gmail.com

Nguồn:https://vinmec.com/vi/