PHÁT HIỆN & XỬ LÝ BAN ĐẦU MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CẤP CỨU THƯỜNG GẶP
Trong cuộc sống, mỗi người trong chúng ta ai cũng có thể gặp ít nhất một trường hợp cấp cứu y khoa. Điều quan trọng nhất trong xử lý tình huống cấp cứu là không được làm nặng thêm tình trạng bệnh hiện có của nạn nhân. Sau đây là những việc nên làm và không nên làm khi đối mặt với nạn nhân cấp cứu :
1. Đừng bao giờ vỗ lưng một người đang bị nghẹt thở do dị vật, hãy để nạn nhân ho và dị vật có thể tự tống ra ngoài. Nếu nạn nhân ngừng ho hay ngưng thở, hãy thực hiện nghiệm pháp Heimlich.
2. Đừng bao giờ cắt và hút qua da hay đặt ga-rô cho người bị rắn cắn. Hút có thể làm nhiễm khuẩn vết thương và hút làm lan rộng nọc độc ; ga-rô sẽ cắt nguồn cung cấp máu vùng chi sau ga-rô.
3. Không nên cho bệnh nhân bị bệnh tăng thông khí (hạ can-xi huyết) thở vào túi giấy hay nylon.
4. Không nên uống rượu để làm ấm cơ thể khi trời lạnh, rượu chỉ làm hạ nhiệt độ khi trời lạnh.
5. Không nên uống rượu để giảm đau.
6. Không nên đắp bơ hay bất kỳ loại dầu mỡ nào lên vết bỏng , dầu mỡ không cho thoát nhiệt và sẽ làm vết bỏng nhiễm trùng và tạo sẹo.
7. Không nên áp trứng gà luộc hay thịt bò sống lên vết bầm ở mắt vì vi khuẩn trên vỏ trứng hay thịt bò tươi làm vết thương nhiễm trùng
8. Không nên dùng oxy già để rửa vết thương.
9. Không nên ngửa đầu ra sau khi bị chảy máu mũi vì máu sẽ chảy xuống họng làm bạn buồn nôn và nôn. Bạn nên hơi cuối đầu về phía trước và dùng hai ngón tay bóp chặt hai mũi.
10.Nếu một vật đâm vào da bạn mà khi rút ra có thể gây chảy máu thì bạn không nên rút dị vật ra mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất.
11.Không nên chạy hay đi khi chân bị nẹp vì chạy hay đi sẽ làm tổn thương chân nẹp nhiều hơn.
12.Không nên đắp dấm lên vùng da bị bỏng nắng , thay vào đó nên đắp gạc lạnh ;
13.Không nên dùng dầu nóng thoa lên người để hạ nhiệt. Dầu sẽ được hấp thụ vào da và có thể làm bệnh nặng thêm.
1. Sốt: là cách cơ thể tự bảo vệ chống lại sự thâm nhập và sinh sống của vi trùng hay vi rút vào cơ thể ở nhiệt độ là 37oC. Nguyên nhân sốt thường là thời tiết nóng, chích ngừa, nhiễm vi khuẩn hay vi trùng, tiếp xúc nhiều với nắng hay dị ứng... Triệu chứng đi kèm sốt là nóng, đỏ mặt, đổ mồ hôi, biếng ăn, buồn nôn và nôn, đau toàn thân, táo bón hay tiêu chảy. Sốt cao có thể kèm theo li bì, co giật.
Sốt cao trên 38,5 oC kèm theo triệu chứng sau thì cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời :
- Đau đầu nhiều
- Cổ cứng và đau
- Đau và sưng họng
- Lơ mơ
- Phát ban
- Nôn ói liên tục
- Sợ ánh sáng
- Đau ngực hay khó thở
- Dễ bị kích động
- Đau bụng hay tiểu buốt
- Bất kỳ triệu chứng không an tâm
- Sốt kéo dài trên 24 giờ Xử trí ban đầu:
+ Cặp nhiệt độ để theo dõi sốt.
+ Không đắp chăn hay mặt áo quần dầy.
+ Giữ nhiệt độ phòng cho mát.
+ Lau cơ thể bằng khăn ấm.
+ Uống nhiều nước.
2. Ngất (xỉu):là tình trạng không còn nhận biết thế giới xung quanh (mất ý thức) thoáng qua do không cung cấp máu đầy đủ cho não. Một số nguyên nhân gây ngất là do nhiệt, mất nước, sang chấn tâm lý, thay đổi tư thế đột ngột, hạ đường huyết và một số bệnh lý tim mạch.
Ngất do phản xạ (vasovagal syncope) là nguyên nhân thường gặp nhất, do kích thích làm hệ thần kinh đáp ứng quá mức dẫn tới giảm nhịp tim, hạ huyết áp làm cho dòng máu tới não giảm gây nên ngất kéo dài trong vài giây đến vài phút. Một số kích thich gây ra ngất phản xạ bao gồm đứng lâu, nhìn thấy máu, mất nước, ho, đi tiểu, sang chấn tinh thần và đôi khi không rõ nguyên nhân.
Xử trí ban đầu:
-Nếu bạn thấy nạn nhân bị ngất, đặt nạn nhân nằm ngửa, hai chân kê cao hơn tim nếu được để máu chảy lên não.
-Nếu sau một phút mà nạn nhân không tỉnh, hãy gọi cấp cứu 115 (0704 115 115) hay đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
-Kiểm tra đường thở, hô hấp, tuần hoàn nếu cần và xem nạn nhân có nôn không.
3. Đột quỵ:là trường hợp cấp cứu và cần điều trị ngay vì khi dòng máu cung cấp cho não bị ngưng lại, tế bào não sẽ chết trong vài phút. Loại phổ biến nhất là đột quỵ do thiếu máu nguyên nhân là do một cục máu đông làm thuyên tác một mạch máu trong não. Đột quỵ do xuất huyết não từ một mạch máu trong não bị vỡ và máu chảy vào trong não. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi nguồn máu cung cấp cho não bị ngừng trong thời gian ngắn (thường khoảng một phút nhưng ít hơn 5 phút) và không gây tổn thương cho não. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiện báo động cho cơn đột quỵ có thể xảy ra. Dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ thường là đột ngột và bao gồm :
-Tê hay yếu mặt, tay, chân đặc biệt thường chỉ xuất hiện một bên
- Mất cân bằng thân thể hay các hành động phối hợp
- Lú lẩn
- Đau đầu trầm trọng không rõ nguyên nhân
- Nói khó hay khó hiểu
- Chóng mặt
- Rối loạn thị giác một hay hai mát
- Khó đi lại Xử trí ban đầu: khi có bất kỳ triệu chứng nào như trên, hãy gọi cấp cứu 115 (0704 115 115) và thực hiện các việc theo trình tự sau trong khi chờ xe cấp cứu hay đưa đến cơ sở y tế gần nhất:
- Kiểm tra đường thở, hô hấp, tuần hoàn và hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
- Đặt nạn nhân theo tư thế hồi phục (xem hình bên).
- Cho bệnh nhân từ từ nằm xuống, kê gối hay ra mềm dưới đầu và vai bệnh nhân.
- Không cho bệnh nhân ăn hay uống nước gì hết (kể cả nước đường).
4. Chảy máu mũi:luôn luôn làm bạn lo lắng và sợ hãy nhưng thực tế thường không có nghiêm trọng lắm. Chảy máu mũi chia làm 2 loại : chảy máu mũi trước (90%) dễ cầm máu và chảy mũi sau (10%) thường xảy ra trên người già, có biến chứng phức tạp cần được đưa đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám và điều trị.
Nguyên nhân có thể là :
- Dị ứng : thời tiết, viêm mũi dị ứng, hóa chất, khói…
- Bạn đang dùng thuốc kháng đông như aspirin, bệnh nan y như bệnh gan, ung thư, bệnh rối loạn đông máu …
- Chấn thương trực tiếp từ bên ngoài vào mũi, chấn thương sọ não…
- Chấn thương từ bên trong : móc, rữa mũi…
- Bệnh tăng huyết áp,Xử trí ban đầu: khi bị chảy máu mũi, bạn hãy thực hiện những bước sau :
- Giữ bình tĩnh và ngồi thẳng đầu hơi nghiêng về phía trước, không nghiêng về phía sau vì sẽ máu sẽ chảy xuống họng làm bạn buồn nôn và nuốt xuống bụng ;
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp mũi (như hình vẽ) trong 10 phút, sau đó làm lại nếu máu không ngừng chảy.
5.Bong gân:bong gân xảy ra khi bạn kéo căng hay rách dây chằng – phần gân bám vào xương. Nâng vật nặng đột ngột và nhanh thường gây bong gân từ nhẹ đến nặng cần được bác sĩ khám và chẩn đoán bong gân, trật khớp hay gãy xương. Triệu chứng bong gân bao gồm :
- Sưng khớp tổn thương ; da bị trầy sướt hay đỏ
- Yếu chi (tay, chân) bị tổn thương
- Đau khi nghỉ ngơi hay cơ hoặc khớp bị tổn thương
- Không còn khả năng chịu đựng trọng lực
Xử trí ban đầu :áp dụng các biện pháp sau :
- Nghỉ ngơi ;
- Chườm nước đá vào vị trí bị tổn thương 20 phút/giờ nhằm giảm đau và giảm viêm ;
- Dùng băng thun băng ép vùng tổn thương (băng vừa chặt chứ không được băng quá chặt kiểu ga-rô) để nâng đỡ và giảm sưng ;
- Kê cao vùng tổn thương so với cơ thể ;
- Nếu bong gân nặng (không cử động chân tay…), phải đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
6.Gãy xương: thường chia làm hai loại gãy xương kín và gãy xương hở (đầu xương gãy đâm ra da tiếp xúc môi trường ngoài) có nguy cơ bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu gãy xương là :
- Sưng quanh vùng tổn thương
- Đầu xương nhô ra dưới da hay trồi ra ngoài
- Biến dạng bất thường ở vùng tổn thương
- Cử động bất thường, mất chức năng chi
- Đau khi ấn hay cử động chủ động hay thụ động
- Mất mạch dưới vùng tổn thươngHãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay hay gọi ( nếu có một trong các dấu hiệu sau :
- Mất máu nhiều
- Xương nhô ra khỏi da
- Đau khi ấn nhẹ hay cử động tay chân
- Dầu chi tổn thương tê hay tím tái
- Chi hay khớp dị dạng hay cử động bất thường
- Nghi gãy xương cổ, đầu, lưng, chậu, tay và chân
Xử trí ban đầu: gãy xương là một chấn thương nặng cần phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Trong khi chờ sự trợ giúp y tế :
Kiểm tra đường thở, hô hấp, tuần hoàn và hô hấp nhân tạo nếu cần thiết .
- Nếu có vết thương chảy máu nhiều, dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương và băng chặt lại để cầm máu và che ấm nạn nhân.
- Đặt nẹp cho nạn nhân nếu nghi ngờ gãy xương như sau : dùng cành cây hay que gỗ… đủ cứng và băng cố định trên và dưới ổ xương gãy như hình vẽ không cho ổ gãy cử động. Không nên di chuyển nạn nhân bị gãy xương khi chưa đặt nẹp. Nếu gãy hở thì dùng gạc vô trùng băng ép lên ổ xương gãy để cầm máu và không nên rữa vô trùng vết thương. Không cố gắng nắn hay kéo xương gãy về vị trí ban đầu.
Nguồn :Sưa Tầm
Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp và tư vấn tận tình.
MEDIC CITY
TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 4/27A quang trung, Âp Nam Thới, TT. Hóc Môn, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Website: www:phongkhammediccity.com
Hotline:0326 31 79 79
Email: medichcm@gmail.com