Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện trẻ bị nhiễm khuẩn niệu

Hướng dẫn chăm sóc và phát hiện trẻ bị nhiễm khuẩn niệu
09:46:44 01/02/2021

 

Bài viết bởi Điều dưỡng Khuất Thị Yến và Vũ Thị Phương - Đơn nguyên Cấp cứu Nhi,

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nhiễm khuẩn khi có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu. Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu nếu được phát hiện sớm có thể điều trị dễ dàng mà không để lại di chứng. Ngược lại, nếu phát hiện có thể gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, cuối cùng dẫn đến suy thận.

1. Phân loại nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Phân loại theo vị trí: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên và nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới.
  • Phân loại theo diễn biến: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng (nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp) và nhiễm khuẩn đường tiết niệu biến chứng (nhiễm khuẩn đường tiết niệu mạn).
  • Phân loại theo độ tái phátNhiễm khuẩn niệu riêng lẻ (nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu tiên, hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát sớm nhất sau 6 tháng sau khi nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu); Nhiễm khuẩn đường tiết niệu đi tái lại (nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát: là nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát trong vòng 2 tuần khi ngừng kháng sinh, chủng vi khuẩn phân lập được là chủng vi khuẩn gây bệnh lúc đầu; Nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái nhiễm: là nhiễm khuẩn đường tiết niệu xuất hiện lại sau 1 thời gian lâu sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu lần đầu tiên, vi khuẩn gây bệnh khác với chủng vi khuẩn lúc đầu.

2. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu là gì?

Bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp nhất là ở trẻ sơ sinh đến 5 tuổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu như:

  • Do vi khuẩn E-coli và một số ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, virus;
  • Do cấu tạo bộ phận sinh dục (nhất là ở bé gái do cấu tạo lỗ niệu đạo, bộ phận sinh dục và hậu môn ở gần nhau) nên khi vệ sinh có thể vô tình gây nhiễm khuẩn ngược dòng;
  • Do dị dạng đường tiểu (gặp ở bé trai);
  • Do sử dụng bỉm để thời gian lâu (ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ);
  • Do trẻ ngồi bệt trên nền hoặc điều kiện vệ sinh kém;
  • Do thói quen, nhịn tiểu và uống nước ít của lứa tuổi nhà trẻ.

Sử dụng bỉm để thời gian lâu là nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu

3. Những biểu hiện chính của bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu như thế nào?

Các biểu hiện của bệnh ở trẻ em thường kín đáo hơn so với người lớn. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ khác nhau:

  • Sốt nhẹ/ cao hoặc sốt kéo dài;
  • Một số trường hợp thân nhiệt giảm;
  • Trẻ quấy khóc, biếng ăn, nôn;
  • Tiêu chảy không rõ nguyên nhân;
  • Đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần trong ngày;
  • Tiểu ra máu;
  • Nước tiểu đục, có mùi khai nồng.

4. Những lưu ý khi chăm sóc và phòng tránh trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu tại nhà?

  • Tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ;
  • Vệ sinh “vùng kín” của trẻ đúng cách, nên vệ sinh hàng ngày, vệ sinh từ trước ra sau tránh để vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu nhất là ở các trẻ gái;
  • Thay bỉm thường xuyên để tránh tình trạng nhiễm khuẩn từ bỉm vào lỗ tiểu của trẻ;
  • Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày cho trẻ;
  • Cho trẻ ăn đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi;
  • Tránh để trẻ nhịn tiểu lâu do quá mải chơi, tập thói quen cho trẻ đi tiểu vào các thời điểm thích hợp trước, sau khi đi ngủ;
  • Chú ý khi trẻ trai đi tiểu, nếu thấy phồng bao quy đầu và tiểu khó cần đưa trẻ đi khám ngay;
  • Khi phát hiện trẻ có các bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu cần đến khám và để bác sĩ có hướng xử trí chống nhiễm khuẩn tiết niệu do ứ trệ dòng chảy của nước tiểu.

 

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 0326 317 979

Email: medichcm@gmail.com

Nguồn:https://vinmec.com/vi/