Bài viết được viết bởi ThS.BS Đặng Tiến Đạt - Bác sĩ Răng Hàm Mặt - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Nghiến răng xảy ra khi bạn cắn chặt 2 hàm răng mà không nhằm mục đích nhai thức ăn. Nghiến răng là một hoạt động vô thức và thường xảy ra khi ngủ. Nghiến răng xảy ra ở khoảng 10% người trưởng thành và 20% trẻ em.
Khi nghiến răng, lực cắn của răng gấp 10 lần lực nhai bình thường và thời gian nghiến có thể lên đến 40 phút trong 1 giờ lúc này các cơ và khớp sẽ phải hoạt động gắng sức gần như liên tục, điều này dẫn đến:
Nghiến răng lâu ngày khiến răng bị bào mòn và dễ bị ê buốt
Ở trẻ em, khi các răng mới mọc hoặc đang thay răng có thể gây nghiến răng. Hiện tượng này sẽ tự khỏi khi bộ răng bé hoàn thiện. Khi nhiễm giun, sán bé cũng có thể bị nghiến răng do các độc tố tiết ra gây kích thích hệ thần kinh.
Nghiến răng ở người lớn thường liên quan đến các yếu tố stress như căng thẳng, lo lắng... Ngoài ra yếu tố tại chỗ như hàm răng lệch lạc, răng giả bị cộm cũng dễ gây nghiến răng. Một số loại thuốc điều trị thần kinh cũng có thể gây nghiến răng khi ngủ.
Đối với nghiến răng lúc thức, chúng ta có thể giảm bớt tình trạng này bằng cách chú ý đến thói quen này và hạn chế chúng. Tuy nhiên đối với tình trạng nghiến răng lúc ngủ chúng ta cần tìm ra nguyên nhân và loại trừ chúng.
Loại bỏ stress bằng các phương pháp thư giãn, các bài tập yoga, thể dục sẽ giúp giảm bớt tình trạng nghiến răng. Các bài tập vật lý trị liệu như chườm nóng vùng cơ hàm trước khi đi ngủ cũng giúp giảm tình trạng căng cơ và nghiến răng. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như trà cà phê, nhai các vật không phải thức ăn (sing-gum). Tình trạng nghiến răng có liên quan mật thiết với hội chứng ngưng thở khi ngủ, do đó việc điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ giúp giảm nghiến răng.
Thư giãn giúp giảm bớt tình trạng nghiến răng khi ngủ
Điều trị chỉnh nha hoặc điều chỉnh các răng gây cộm khớp, thay các răng giả mới để giúp bạn có được khớp cắn tốt. Đối với các trường hợp mòn răng nhiều gây sụp khớp, cần làm phục hồi toàn hàm (bằng mão sứ) để tái tạo lại kích thước dọc.
Máng chống nghiến là một phương pháp điều trị hiệu quả và đáng tin cậy. Máng sẽ giúp bảo vệ răng bạn không bị mòn nghiến. Bên cạnh đó việc mang máng sẽ giúp răng và hàm ở vị trí thích hợp hơn, giảm tình trạng nghiến và căng cơ.
Máng chống nghiến được chế tác theo dấu răng của từng người và chế tạo một máng ngậm sát khít với hàm răng bằng nhựa trong Arylic. Đây là loại nhựa có nguồn gốc từ tinh chế dầu mỏ, với tên khoa học là PMMA.
Với đặc điểm là thể trong suốt, nhẹ, có ưu thế về độ bóng mịn, dễ gia công, dẻo, uốn ép theo ý muốn nên máng nhai được chế tạo ôm khít răng, không có kẽ hở, hết sức mỏng nhẹ khiến bạn không cảm thấy bất tiện khi ngủ, đồng thời có thể tháo ra, lắp vào hết sức dễ dàng và tiện dụng.
Máng chống nghiến giúp bảo vệ răng và giảm tình trạng căng cơ
Dựa trên cơ chế vốn chà xát tác động lực của nghiến răng làm răng bị mòn thì máng chống nghiến chính là giải pháp bao bọc răng để ngăn chặn tình trạng nghiến răng làm mòn men.
Nhờ vào độ mềm dẻo vượt trội, máng nhai giúp giảm đau, làm răng hết mỏi, giảm áp lực trên khớp cắn thái dương hàm, giảm mỏi hàm bởi hoạt động nghiến, giúp bạn thoát được nguy cơ rối loạn thái dương hàm, vốn rất nguy hại cho sức khỏe.
Trong quá trình đeo máng chống nghiến, bạn cũng nên thường xuyên thăm khám tại Nha khoa để bác sĩ kiểm soát mức độ mòn răng. Trong trường hợp nghiến răng do hình thể và vị trí răng làm khớp cắn bị lệch, răng mọc không đều thì tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể mà bác sĩ sẽ mài chỉnh những điểm mất cân đối, sau đó bọc mão sứ bên ngoài để cho các răng ăn khớp với nhau.
Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp và tư vấn tận tình.
MEDIC CITY
TRỤ SỞ CHÍNH
Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
Website :phongkhammediccity.com
Hotline: 0326 317 979
Email: medichcm@gmail.com
Nguồn:https://vinmec.com/vi/