Những điều cần biết về siêu âm tim

Những điều cần biết về siêu âm tim
17:31:13 04/02/2021

Siêu âm tim tại Bênh viện Vinmec Times City

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Doãn Lợi - Cố vấn cao cấp Trung Tâm Tim mạch – Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Siêu âm tim là một trong những phương pháp quan trọng dùng để kiểm tra các bất thường ở tim, trong chẩn đoán các bệnh lý ở tim, cho thấy kích cỡ, độ dày mỏng, khả năng bơm máu cũng như các hoạt động khác của tim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về phương pháp này.

1. Tìm hiểu chung về siêu âm tim

1.1. Siêu âm tim cho thấy điều gì?

Bằng sóng siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc tim, đồng thời kiểm tra những bất thường khi tim hoạt động. Cụ thể, cho phép biết được:

  • Cách tim hoạt động, co bóp.
  • Kích thước và hình dạng tim.
  • Kích thước và chuyển động bơm của các thành tim.
  • Sức bơm của tim.
  • Các van tim hoạt động có bình thường không.
  • Van tim có bị hẹp không.
  • Có máu trào ngược qua van tim không (hở van).
  • Có khối u, khối viêm nhiễm xung quanh van tim, co tim, mạch máu không.

Những điều cần biết về siêu âm tim

Siêu âm tim giúp bác sĩ chẩn đoán vấn đề gặp phải ở tim mạch.

Như vậy, với những thông tin này, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán các vấn đề gặp phải ở tim mạch như:

  • Các vấn đề về các mạch máu lớn vào và ra khỏi tim.
  • Các vấn đề về cơ tim, các lớp màng trong và ngoài tim.
  • Các bệnh lý van tim.
  • Các lỗ bất thường giữa các buồng tim.
  • Cục máu đông trong buồng tim.

1.2. Khi nào bạn cần siêu âm tim

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện siêu âm tim vì nhiều lý do, ví dụ khi phát hiện ra những bất thường về tim mạch qua các xét nghiệm khác, hoặc biểu hiện bệnh tim, hoặc nghe tim bằng ống nghe.

Ngoài ra, nếu bạn có các dấu hiệu bất thường về tim như khó thở, đau ngực thì siêu âm tim là cần thiết.

2. Quy trình thực hiện siêu âm tim

2.1. Chuẩn bị trước khi siêu âm tim

Với siêu âm tim thông thường, bạn không cần chuẩn bị đặc biệt gì mà có thể ăn, uống và uống thuốc như bình thường. Nếu bạn siêu âm tim gắng sức hay siêu âm qua thực quản thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn trong vài giờ. Nếu gặp khó khăn khi nuốt, điều này có thể làm ảnh hưởng tới khả năng siêu âm tim qua thực quản, hãy cho bác sĩ biết điều này.

Việc siêu âm tim qua thực quản sẽ có thể khiến bạn không thể tự lái xe sau đó vì có thể cần uống thuốc an thần, do đó hãy báo người nhà để đưa bạn về.

2.2 Quá trình thực hiện siêu âm tim

Hầu hết các quá trình siêu âm tim đều diễn ra chưa đến 1 giờ, thời gian thực hiện có thể kéo dài hơn hay rút ngắn hơn tùy vào tình trạng của bạn.

Thực hiện siêu âm tim có thể ở phòng khám của bác sĩ hoặc tại bệnh viện. Lúc này, bạn được yêu cầu nằm trên giường, kéo áo từ eo lên để bác sĩ đính các điện cực (là miếng dán) vào cơ thể đồng thời theo dõi điện tim.

Bác sĩ cần giảm ánh sáng trong phòng siêu âm để giúp việc quan sát hình ảnh rõ nét hơn, sau đó bạn sẽ được bôi 1 loại gel đặc biệt trên ngực để tăng khả năng dẫn truyền sóng siêu âm.

Đầu dò được di chuyển qua lại trên ngực để ghi hình ảnh siêu âm tim. Bạn có thể nghe thấy tiếng "píu píu", là tiếng máu chảy trong tim mà máy siêu âm ghi lại.

Nếu siêu âm tim qua thực quản, cổ họng bạn sẽ được gây tê bằng ống xịt hoặc gel để đưa đầu dò qua thực quản dễ hơn. Lúc này bạn cũng cần uống thuốc an thần để thư giãn.

2.3. Sau khi siêu âm tim cần làm gì?

Sau khi thực hiện siêu âm tim, nếu không có vấn đề gì xảy ra, bạn sẽ được bác sĩ cho phép tham gia hoạt động thường ngày.

3. Các tác dụng phụ và biến chứng có thể gặp phải khi siêu âm tim

Có thể nói, siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán và kiểm tra tim mạch hiện đại, cho hình ảnh rõ nét. Hơn nữa, siêu âm tim thông thường qua ngực không gây đau, không có biến chứng.

Những điều cần biết về siêu âm tim

Siêu âm tim có thể gây 1 số tác dụng phụ nhẹ.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Cảm giác khó chịu khi bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực trên ngực.
  • Cổ họng đau trong vài giờ nếu siêu âm tim qua thực quản, hiếm trường hợp ống siêu âm làm xước cổ họng bên trong. Trong quá trình siêu âm, có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề hô hấp do thuốc an thần hoặc lượng oxy hít thở.
  • Việc gắng sức hay dùng thuốc trong siêu âm tim gắng sức có thể gây loạn nhịp tim tạm thời chứ không phải do siêu âm tim.

Những điều cần biết về siêu âm tim.

Siêu âm tim là một trong những phương pháp quan trọng dùng để kiểm tra các bất thường, chẩn đoán các bệnh lý ở tim,... Tùy thuộc vào thông tin mà bác sĩ cần, người bệnh có thể cần thực hiện một trong nhiều loại siêu âm tim.

1. Phương pháp siêu âm tim là gì?

Siêu âm tim là một thăm dò chẩn đoán bằng cách sử dụng sóng siêu âm tần số cao (siêu âm) để có được những hình ảnh động về tim và những cấu trúc liên quan đến tim. Đây là một kỹ thuật không xâm lấn, không sử dụng bức xạ và thường hiếm xảy ra tác dụng phụ.

Có các kiểu siêu âm tim sau:

2. Siêu âm tim phát hiện những bất thường nào?

Bằng sóng siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc tim; cách tim hoạt động, co bóp; kích thước tim, hình dạng tim; kích thước và chuyển động của các thành tim; sự hoạt động của van tim,...

Với những thông tin này, bác sĩ sẽ có thể phát hiện và chẩn đoán các vấn đề gặp phải ở tim mạch như:

  • Bệnh lý về van tim: Hẹp van tim, hở van tim,... Đây là loại bệnh xảy ra khi cấu trúc của các lá van bị biến dạng, van tim không đóng kín, máu lưu thông ngược trở lại buồng tim.
  • Thay đổi kích thước timhuyết áp cao hoặc các bệnh khác có thể làm cho các buồng tim và cơ tim tăng kích thước bất thường.
  • Tổn thương cơ tim: Siêu âm tim giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán các bất thường trong quá trình tống máu. Giúp chẩn đoán và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khi hoại tử cơ tim kéo dài như nhồi máu cơ tim cấp.
  • Dị tật tim: Siêu âm tim có thể xác định bất thường tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tràn dịch màng timTràn dịch màng ngoài tim là biểu hiện thường gặp của bệnh màng ngoài tim nguyên phát hoặc thứ phát do quá trình bệnh lý của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu không chữa trị, tràn dịch màng tim có thể gây ra suy tim.
  • Theo dõi phương pháp điều trị các bệnh lý về tim: Theo dõi mức độ đáp ứng của tim đối với các phương pháp điều trị tim khác nhau như thuốc điều trị suy tim, van nhân tạo và máy tạo nhịp.

Siêu âm tim 2D

Siêu âm tim giúp phát hiện các bệnh lý của tim

3. Khi nào cần siêu âm tim?

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện siêu âm tim vì nhiều lý do, ví dụ khi phát hiện ra những bất thường về tim mạch qua các xét nghiệm khác, hoặc biểu hiện bệnh tim, hoặc nghe tim bằng ống nghe.

Ngoài ra, nếu người bệnh gặp phải các vấn đề nghi có liên quan tới tim kèm theo các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ để siêu âm tim kịp thời:

  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau thắt vùng ngực.
  • Khó thở, nhịp tim đập loạn nhịp, lúc nhanh lúc chậm.
  • Nghi ngờ mắc bệnh về tim do có người nhà có tiền sử mắc bệnh về tim.
  • Khi làm việc nặng thấy tim đập nhanh và nghẹn lại khó thở.
  • Đang ngồi tự dưng đau ngực, hụt hơi, đau tim và nôn ói
  • Có những người bị đau vùng vai trái, đau cánh tay, đau cổ, đau lưng hay đau ở hàm thì cũng nên đi siêu âm tim vì đây cũng là biểu hiện các triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim.

4. Lưu ý khi tiến hành siêu âm tim?

Khi siêu âm, người bệnh không cần chuẩn bị đặc biệt nào trước khi thực hiện siêu âm. Với siêu âm tim thông thường, người bệnh không cần chuẩn bị đặc biệt gì mà có thể ăn, uống như bình thường. Nếu siêu âm tim gắng sức hay siêu âm qua thực quản thì bác sĩ có thể yêu cầu bạn không ăn trong vài giờ. Mỗi một kỹ thuật siêu âm có chức năng, công dụng khác nhau như sau:

  • Siêu âm gắng sức: Khi bác sĩ tiến hành đo điện tim, hoặc cho bệnh nhân uống loại thuốc có thể làm tim đập nhanh và mạnh hơn.
  • Siêu âm Doppler được chỉ định để đo vận tốc dòng máu ở các vị trí trong buồng tim.
  • Siêu âm qua thực quản: Người bệnh phải nuốt một đầu dò có gắn sợi dây cáp quang mỏng có kết nối với máy siêu âm.

Siêu âm qua thực quản

Siêu âm tim qua thực quản

  • Siêu âm tim thông thường qua ngực không gây đau, không có biến chứng.
  • Trong trường hợp có gắn các điện cực theo dõi điện tim thì người bệnh sẽ cảm giác khó chịu khi bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực trên ngực.
  • Phương pháp siêu âm tim thực quản: Cổ họng đau trong vài giờ nếu siêu âm tim qua thực quản, hiếm trường hợp ống siêu âm làm xước cổ họng bên trong. Trong quá trình siêu âm, có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề hô hấp do thuốc an thần hoặc lượng oxy hít thở.
  • Phương pháp siêu âm tim gắng sức: Một số người có thể xuất hiện các vấn đề về huyết áp hoặc giảm việc cung cấp oxy cho tim trong quá trình kiểm tra tim gắng sức.

Sau khi siêu âm tim, thông thường, người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động bình thường hàng ngày. Nếu kết quả siêu âm tim là bình thường, người bệnh không cần thử nghiệm thêm. Nếu kết quả đáng lo ngại thì có thể phải kiểm tra thêm.

Điều trị tùy thuộc vào những gì bác sĩ tìm thấy qua khám thực thể, các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể ở người bệnh.

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 032 631 79 79

Email: medichcm@gmail.com

Nguồn:https://vinmec.com/vi/