Sơ cứu và điều trị trật mắt cá chân

Sơ cứu và điều trị trật mắt cá chân
08:01:51 01/02/2021

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Mai Anh Kha - Bác sĩ ngoại Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp .

Trật khớp mắt cá chân là tình trạng khá phổ biến thường gặp trong hoạt động bình thường hàng ngày. Trật mắt cá chân cũng có thể khiến bạn vô cùng đau đớn. Đau có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào tình trạng của bạn. Mắt cá chân có thể bị biến dạng và không thể di chuyển mắt cá chân của mình. Để điều trị dứt điểm tình trạng đó, bạn cần biết sơ cứu và điều trị trật mắt cá chân.

1. Chẩn đoán trật mắt cá chân như thế nào?

Chẩn đoán trật mắt cá chân qua khám lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh để có những đánh giá chính xác hơn về xương và các mô mềm. Bao gồm:

  • X-quang: Cung cấp hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá tình trạng xương được tốt hơn;
  • Chụp cộng hưởng từ: Nếu bác sĩ nghi ngờ nứt xương, tổn thương dây chằng nghiêm trọng hoặc tổn thương bề mặt khớp mắt cá sẽ chỉ định chụp MRI;
  • Chụp CT: Sự kết hợp những hình ảnh X-quang từ nhiều góc độ khác nhau bằng máy tính để tạo ra những hình ảnh mặt cắt cho thấy chi tiết hơn bên trong cơ thể bao gồm xương và khớp.

2. Điều trị trật mắt cá chân

Khi trật khớp mắt cá chân, bạn có thể áp đá vào mắt cá bị thương để giảm sưng và đau

Điều trị trật mắt cá chân có thể đi qua 3 giai đoạn:

  • Nắn lại khớp cổ chân về lại tư thế bình thường;
  • Giai đoạn 1: Điều trị và chăm sóc nhằm mục đích giảm sưng và bảo vệ mắt cá chân bị thương. Phương pháp điều trị chính trong giai đoạn này là nghỉ ngơi;
  • Giai đoạn 2: Các phương pháp điều trị được sử dụng để tăng tính linh hoạt và cải thiện phạm vi chuyển động;
  • Giai đoạn 3: Điều trị được sử dụng để giúp bạn trở lại cuộc sống hàng ngày của mình. Bạn có thể sử dụng mắt cá chân như bạn đã từng sử dụng trước đây.

2.1 Cách chữa trật mắt cá chân bằng các phương pháp đơn giản

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại giường nếu bạn bị bong gân mắt cá chân. Bạn không nên di chuyển hoặc làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mắt cá chân bị thương. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng trở nên tồi tệ hơn;
  • Chườm đá lạnh: Bạn áp đá vào mắt cá bị thương để giảm sưng và đau. Bạn đặt đá lạnh vào mắt cá chân bị đau từ 15 đến 30 phút mỗi 4 hoặc 5 giờ. Nếu bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim mạch, hãy nói với bác sĩ trước khi bạn sử dụng bất kỳ điều trị nào;
  • Đè ép: Sau khi sưng biến mất, bạn có thể sử dụng nẹp hoặc băng để giúp giữ cho mắt cá ổn định và hỗ trợ cho mắt cá bị thương. Bạn chú ý không quấn mắt cá chân quá chặt, vì như vậy sẽ khiến máu không thể chảy bình thường vào vùng bị ảnh hưởng;
  • Nâng cao: Bạn nâng mắt cá chân cao trên tim trong 48 giờ đầu sau khi bị thương (bằng cách nằm và kê cao chân).

2.2 Điều trị không phẫu thuật

  • Nạng và nẹp: Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng nạng hoặc nẹp nếu bạn cảm thấy khó đi bộ;
  • Bất động: Phương pháp điều trị này sử dụng thiết bị đặc biệt để giữ cho mắt cá chân bị thương của bạn ổn định và ngăn ngừa thương tích thứ phát xảy ra. Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu bạn đặt một ít áp lực trên mắt cá chân bị ảnh hưởng. Những thiết bị đặc biệt này có thể được gỡ bỏ khi không cần thiết nữa;
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể được khuyến cáo ngay sau khi sưng phù đã giảm. Nhà trị liệu có thể sử dụng thiết bị hoặc dạy cho bạn một số bài tập để giúp bạn lấy lại chức năng hoạt động như trước;
  • Sử dụng băng dán cơ Rock Tape: Băng Rock Tape có nguồn gốc từ Nhật Bản, được nhiều chuyên gia vật lý trị liệu khuyên dùng. Với tác dụng loại bỏ các chỗ sưng/bầm tím và giảm đau, Rock Tape được coi là loại băng dán cơ hỗ trợ vận động tốt nhất thế giới hiện nay.

Một số trường hợp cần phẫu thuật, ví dụ trong trường hợp mắt cá chân không tốt hơn sau khi điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật hoặc mắt cá bị sưng tồi tệ hơn

2.3 Điều trị phẫu thuật

Hầu hết tình trạng đau mắt cá chân bị bong gân có thể trở nên tốt hơn với phương pháp điều trị và chăm sóc không phẫu thuật, vì vậy phẫu thuật thường không được khuyến cáo.

  • Nhưng một số trường hợp cần phẫu thuật, ví dụ trong trường hợp mắt cá chân không tốt hơn sau khi điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật hoặc mắt cá bị sưng tồi tệ hơn. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các mảnh xương và sụn lỏng lẻo hoặc sửa chữa các dây chằng bị rách, gân ở chân và mắt cá chân (bằng phương pháp mổ nội soi hoặc mổ hở);
  • Nạng, thanh nẹp, cố định và phục hồi cơ thể có thể được khuyến cáo sau khi phẫu thuật để bảo vệ mắt cá chân và lấy lại sức mạnh, tính linh hoạt và phạm vi chuyển động bị mất do chấn thương.

3. Trật khớp mắt cá chân bao lâu thì khỏi

  • Với phương pháp điều trị không phẫu thuật, mắt cá chân bị bong gân có thể cải thiện trong vòng từ 2 - 4 tuần; mắt cá bị bong gân nặng có thể mất thời gian từ 6 - 12 tuần để hồi phục.
  • Nếu bạn cần phải phẫu thuật, có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để mắt cá trở lại bình thường.

Điều trị bệnh bằng thuốc

Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen hay acetaminophen để kiểm soát cơn đau và giảm sưng.

Điều trị bệnh bằng liệu pháp vật lý

Khi chỗ sưng đã đỡ, bạn sẽ cần thực hiện một số bài tập để tránh cứng khớp, tăng sức mạnh mắt cá chân và ngăn chặn các vấn đề kinh niên về mắt cá. Các liệu pháp đều có những bài tập riêng nhằm giúp rèn luyện sự cân bằng và ổn định.

Trong phần lớn các trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau

4. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bong gân mắt cá chân?

Sau khi phẫu thuật, bạn sẽ cần mang nẹp bảo vệ để cố định khớp và làm lành dây chằng. Bên cạnh đó, bạn cần tiến hành điều trị phục hồi chức năng để giúp bạn trở lại bình thường. Bạn có thể mất mất từ vài tuần đến nhiều tháng phụ thuộc vào mức độ và số lượng chấn thương.

Bong gân mắt cá chân tuy nhẹ nhưng bạn không nên xem thường. Mắt cá chân nói riêng và vùng cổ chân nói chung khi bị bong gân hoặc trật khớp thường xuyên sẽ dễ dẫn đến lỏng khớp. Sau này, với một chấn thương nhẹ cũng có thể làm bong gân tái phát. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách chăm sóc và sinh hoạt để bảo vệ mắt cá chân bị tổn thương. Tránh tháo băng hoặc hoạt động mạnh sớm làm cản trở sự hồi phục của dây chằng.

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 0326 317 979

Email: medichcm@gmail.com, mediccity.clinic@gmail.com

Nguồn:https://vinmec.com/vi/