Sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em: Nguyên nhân và xử trí

Sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em: Nguyên nhân và xử trí
11:25:01 04/02/2021

Trẻ thiếu vitamin D thường quấy khóc nhiều

 

Sốc giảm thể tích tuần hoàn là sự giảm thể tích dịch cơ thể một cách đột ngột khiến cho những tổ chức, hệ cơ quan trong cơ thể bị giảm tưới máu và ảnh hưởng đến chức năng, những hoạt động chuyển hóa của những hệ cơ quan này. Bên cạnh người lớn thì sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em cũng có thể diễn ra và cần có những phương pháp cấp cứu trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn phù hợp nhất.

1. Sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em

Sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em là tình trạng sốc do giảm tưới máu tổ chức trong cơ thể do thể tích lòng mạch bị giảm đi. Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý này là do mất thể tích dịch hoặc do rối loạn dẫn đến không thể cung cấp đủ lượng dịch để duy trì những hoạt động sống cơ bản trong cơ thể. Đối với những ca bệnh có thể bù trừ dịch thất thoát được thì người bệnh thường có những biểu hiện cụ thể như nhịp tim tăng nhanh, tăng sự co bóp của cơ tim và quan trọng và huyết áp của bệnh nhân trong những tình trạng này vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

Tuy nhiên, với những bệnh nhân sốc giảm thể tích có huyết áp giảm thì lúc này lượng dịch trong cơ thể người bệnh bị mất đi có thể lên đến > 30% nên đây là giai đoạn muộn của sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em, cần có những biện pháp xử trí nhanh chóng và kịp thời cho bệnh nhi.

Sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, được chia thành 3 nhóm lớn như sau:

Nguyên nhân mất dịch bên trong lòng mạch gồm:

  • Mất máu nhiều do trải qua chấn thương hoặc bị xuất huyết ở một số tạng trong cơ thể.
  • Thoát dịch ra những tổ chức kẽ tế bào
  • Thoát dịch ra khoang thứ 3 trong một số bệnh lý như viêm tụy, tắc ruột non, hội chứng thận hư hay bệnh lồng ruột.

Vàng da sơ sinh kéo dài do các tế bào hồng cầu bị phá vỡ nhiều

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ

Nguyên nhân mất dịch ngoài lòng mạch gồm:

  • Nôn mửa nhiều do một số bệnh lý
  • Đi cầu phân lỏng dẫn đến mất nước
  • Triệu chứng tiểu nhiều trong một số bệnh lý như tăng Glucose máu hay bệnh đái tháo nhạt.
  • Bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều.

Nguyên nhân mất nước vô hình gồm:

  • Bệnh thở nhanh, sốt cao.
  • Bỏng
  • Bệnh nhân không ăn uống được do một số tình trạng như viêm niêm mạc miệng hoặc viêm loét họng.

Trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn khi chẩn đoán thì cận dựa trên những triệu chứng lâm sàng cũng như những kết quả cận lâm sàng có giá trị chẩn đoán:

Triệu chứng lâm sàng:

  • Sốc
  • Giảm tưới máu não: Ở giai đoạn đầu trẻ thường kích thích nhưng vẫn tỉnh táo, giai đoạn muộn của sốc thì thường vật vã, li bì và dẫn đến hôn mê.
  • Giảm tưới máu ngoại biên: Ở giai đoạn đầu trẻ thường có dấu hiệu mạch nhanh, rõ, huyết áp bình thường hay có tăng nhẹ, thời gian máu đổ đầy mao mạch thường < 2s. Đến giai đoạn muộn thì trẻ bắt đầu có mạch nhanh, nhỏ, rất khó bắt được thậm chí không thể bắt được mạch của trẻ trong giai đoạn này, nhịp tim trẻ nhanh, da và đầu chi lạnh, cơ thể vã mồ hôi, thời gian máu tái làm đầy mao mạch chậm hơn (>2s), huyết áp thường tụt kẹt, trẻ có dấu hiệu thiểu niệu hay vô niệu trong một số trường hợp.
  • Tĩnh mạch trung tâm giảm (<5cm H2O)

Triệu chứng cận lâm sàng:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi thấy Hb và Hct tăng là dấu hiệu của tình trạng cô đặc máu.
  • Glucose máu có thể giảm đối với trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn nguyên nhân đến từ bệnh lý viêm dạ dày – ruột.
  • Glucose máu tăng lên với những sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em bị bỏng và chấn thương mức độ nặng hoặc có thể do tiểu nhiều vì lý do tăng áp lực thẩm thấu trong cơ thể.

xét nghiệm CKMB

Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện và đánh giá tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em

  • Điện giải đồ và đo khí máu cũng rất có giá trị trong chẩn đoán sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em.
  • Lactat máu tăng lên > 5 mmol/L với những trẻ có nguy cơ tử vong.
  • Xét nghiệm đông máu có thể tìm ra một số nguyên nhân chảy máu dẫn đến giảm thể tích tuần hoàn như bệnh lý xuất huyết giảm tiểu cầu, suy gan hay bệnh nhi đang điều trị thuốc chống đông.
  • Xét nghiệm tìm nhóm máu đối với những bệnh sốc do mất máu.
  • Xét nghiệm 10 thông số nước tiểu trên những bệnh nhân bị tiểu đường hay đái tháo nhạt.
  • Một số xét nghiệm thường quy khác như chụp phim X – quang phổi, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính để tìm ra một số nguyên nhân gây bệnh

2. Cấp cứu trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn

Cấp cứu trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn có một số đặc điểm cơ bản bao gồm:

  • Duy trì chức năng sốc cho trẻ theo nguyên tắc ABCs
  • Ưu tiên bù dịch tuần hoàn bị mất cho trẻ và theo dõi tình trạng tiếp tục mất dịch của trẻ, điều chỉnh thăng bằng nội môi.
  • Điều trị nguyên nhân gây ra sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em.

Cấp cứu trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn ban đầu cần thực hiện và đảm bảo được một số mục tiêu theo từng thời điểm nhất định như sau:

  • Trong giờ đầu tiên cần đưa mạch của bệnh nhi trở về trạng thái bình thường tùy theo độ tuổi của bệnh, đưa huyết áp tâm thu về > 60 mmHg đối với trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi, và >70 mmHg + 2 x số tuổi đối với trẻ trong độ tuổi từ 1 – 10, đưa huyết áp tâm thu > 90mmHg với những trẻ > 10 tuổi. Điều trị trong giai đoạn này cần đưa thời gian làm đầy mao mạch quay trở lại < 2s, tinh thần bệnh nhân ổn định và lượng nước tiểu > 1ml/kg/h. Ngoài ra, bệnh nhi cũng cần làm thông đường thở, kê gối ngay vị trí dưới vai kèm theo nằm đầu thấp. Bệnh nhi cần được thở oxy 5 – 10 l/ph hoặc đặt ống nội khí quản trong trường hợp cần thiết để hỗ trợ thở, tránh tình trạng suy hô hấp diễn ra. Truyền dung dịch Ringerlactat hay Natri Clorid 0.9% đạt 20ml/kg trong 5 – 15 phút theo đường tĩnh mạch ngoại vi.

Cấp cứu sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em

Cấp cứu trẻ bị sốc giảm thể tích tuần hoàn

  • Sau giai đoạn đầu, điều trị tiếp theo cho bệnh nhi đó là tiếp tục truyền dịch tùy vào mức độ thể tích tuần hoàn bị thiếu cũng như lượng dịch đang bị mất. Tìm một số nguyên nhân dẫn đến sốc để điều trị triệt để như sốc do mất máu thì cần truyền khối hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bệnh nhi liều 10ml/kg kèm với điều chỉnh Hb > 10g% và Hct > 30%, cầm máu tại chỗ chảy máu và có thể phẫu thuật trong một số trường hợp cụ thể. Nếu sốc do giảm thể tích do bỏng hay tăng tính thấm thành mạch thì cần cân nhắc thật kỹ trong quá trình điều trị vì rất khó để xác định chính xác lượng dịch đã bị mất đi. Nếu thể tích động mạch giảm vì áp lực keo giảm thì cần truyền dung dịch keo cho bệnh nhi.

Tóm lại, sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em là tình trạng cấp cứu khẩn cấp do sự giảm thể tích dịch cơ thể một cách đột ngột, ảnh hưởng đến chức năng và một số hoạt động sống của các hệ cơ quan trong cơ thể. Trong cấp cứu sốc giảm thể tích tuần hoàn ở trẻ em thì bên cạnh việc xử trí, điều trị nguyên nhân thì cần theo dõi sát những dấu hiệu của bệnh nhân để có thái độ xử lý kịp thời trước những biến chứng do tình trạng bệnh lý này gây ra. Trong trường hợp khẩn cấp, cha mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và điều trị ngay.

Mọi yêu cầu, thắc mắc về sức khoẻ của bạn xin gọi điện thoại hay gởi e-mail đến PHÒNG KHÁM ĐA KHOA MEDIC để được các  bác sĩ chuyên khoa  giải đáp và tư vấn tận tình.

MEDIC CITY

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 4/27A quang trung, Ấp Nam Thới,Xã Thới Tam Thôn. Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Website :phongkhammediccity.com

Hotline: 0326 317 979

Email: medichcm@gmail.com

Nguồn:https://vinmec.com/vi/